NHA KHOA SAO VIỆT

NHA KHOA SAO VIỆT

NHA KHOA SAO VIỆT

NHA KHOA SAO VIỆT

NHA KHOA SAO VIỆT
NHA KHOA SAO VIỆT
TẠI SAO PHẢI KHÁM RĂNG ĐỊNH KỲ
2091 Lượt xem

Tại sao phải khám răng định kỳ?
Tầm Quan Trọng Của Việc Khám Răng Thường Xuyên

Tại sao nha sĩ lại muốn xếp hẹn tái khám với bạn sớm như vậy – thậm chí lần này mọi chuyện đều tốt đẹp? Là vì việc khám thường xuyên rất quan trọng để giữ cho răng và lợi khỏe mạnh. Ðể có hiệu quả nhất, chế độ chăm sóc răng tại nhà phải đi đôi với việc khám ít nhất là sáu tháng một lần. Nha sĩ có thể đề nghị bạn đến khám thường xuyên hơn tùy theo tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn.

Răng và lợi ngay sau khi được làm sạch.
Một vài tháng sau khi được làm sạch, răng có thể bị đóng bợn cũng như bị ố do thức ăn, thức uống, thuốc lá, v.v… gây ra.    kham rang bi dong ban _ trong rang
Theo thời gian, các lớp bợn có thể đông cứng lại thành vôi răng.
 Việc kiểm tra xem có bị sâu răng hay không chỉ là một phần nhỏ trong cuộc khám răng miệng. Trong khi khám, nha sĩ (hoặc chuyên viên làm vệ sinh răng) cũng sẽ: kiểm tra xem lợi có bị viêm hay không; kiểm tra các túi cùng và mức độ lung lay của răng; kiểm tra xem miệng có dấu hiệu của bệnh ung thư, tiểu đường hay bệnh thiếu vitamin hay không; và chú ý xem có điều gì bất thường về cơ cấu của mặt, nước bọt và khớp thái dương-hàm dưới (tiếng Anh gọi tắt là TMJ). Nha sĩ hoặc chuyên viên sẽ làm sạch răng cho bạn và khuyến khích bạn giữ vệ sinh răng miệng.

Khám Răng Ðịnh Kỳ

Vào mỗi buổi khám răng định kỳ, nha sĩ sẽ kiểm tra răng, lợi, miệng và cổ họng của bạn. Một buổi khám răng thông thường có thể bao gồm những điều sau:

KHÁM ÐẦU VÀ CỔ

Kiểm tra xem có dấu hiệu nào của bệnh ung thư.
Kiểm tra cơ cấu của mặt.
Sờ nắn các cơ nhai.
Sờ nắn các hạch bạch huyết.
Khám khớp thái dương-hàm dưới (TMJ).
KHÁM RĂNG

Khám nha chu—kể cả lợi và các túi cùng của răng.
Kiểm tra độ lung lay của răng.
Khám niêm mạc.
Kiểm tra nước bọt (hoặc thiếu nước bọt).
Kiểm tra khớp cắn.
Xem răng có bị sâu hay không.
Khám xem miếng trám có bị bể ra hay không.
Kiểm tra độ mòn của bề mặt răng
Kiểm tra các thiết bị đặt trong miệng và có thể tháo ra được.
Kiểm tra sự khớp răng.
LÀM SẠCH RĂNG (ÐIỀU TRỊ PHÒNG BỆNH RĂNG)

Kiểm tra độ sạch của miệng.
Lấy cao răng.
Ðánh bóng răng.
Xỉa răng bằng dây.
Hướng dẫn cách giữ vệ sinh răng miệng.
Sau khi hoàn tất việc khám răng, nha sĩ sẽ vạch ra kế hoạch điều trị chi tiết, nếu cần, và cho biết khi nào bạn cần đến tái khám. Nếu ngăn ngừa bệnh răng lợi theo cách này cũng như làm theo chế độ chăm sóc kỹ lưỡng răng tại nhà thì sẽ bảo đảm là răng miệng được khỏe mạnh.

Hotline: 0937 422 522 - 0902 353 567 

Bài viết khác